Trong tháng vừa qua, cả Apple và Google đều đã công bố phiên bản hệ điều hành mới nhất của mình là iOS 8 và Android L. Mặc dù việc so sánh hai hệ điều hành đối lập này là một công việc không có kết quả và không bao giờ kết thúc nhưng nhiều người vẫn thích được cân đo đong đếm hai hệ điều hành hàng đầu thế giới di động này.
Mỗi năm, cuộc chiến lại lặp lại khi mà Android nói rằng Apple tiếp tục sao chép tính năng của hãng còn iOS thì nói rằng Android đã mượn nhiều công nghệ của họ. Trong thực tế cả hai bên đều đúng nhưng cả hai đã đặt cái tôi của mình lên quá lớn và khiến cho cuộc chiến ai hơn ai mãi không có điểm dừng.
iOS 8
Trong bản cập nhật iOS 8, Apple đã thêm vào một tính năng mà Android đã có từ năm 2009 (Android 1.5): bàn phím của bên thứ ba. Các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba, chẳng hạn như SwiftKey, Minuum, Swype, và nhiều hơn nữa đã có thể mang những kiểu bàn phím Android cực kỳ phổ biến của họ lên trên iOS.
Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, với khả năng mở rộng thông qua các API của Apple, các nhà phát triển bên thứ ba sẽ có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dịch vụ của họ thông qua hệ thống điều hành. Người dùng sẽ có thể chia sẻ với các dịch vụ của bên thứ ba khác nhau từ bên trong bất kỳ ứng dụng nào (ví dụ: ghi chú lên Evernote từ Safari hoặc chia sẻ VSCO Cam từ các ứng dụng hình ảnh). Đây cũng là một chức năng cốt lõi đã từng có trên Android trong một thời gian.
Apple cũng trang bị Siri với một số thủ thuật mới gọi là "Chế độ rảnh tay". Giờ đây bạn có thể nói "Này, Siri" và ra một số lệnh bất cứ lúc nào tương tự như trong Android, bạn có thể nói "Ok, Google" để Google Now bắt đầu nhận lệnh.
iOS 8 đã hỗ trợ bàn phím bên ngoài
Ngược lại về phía Android, hệ điều hành này đã có thanh thông báo có chức năng khóa màn hình, một tính năng mà đã có sẵn trên iOS trong một thời gian. Mặc dù cách thức hoạt động của hai chế độ khoá này khá khác nhau nhưng đây vẫn là một ý tưởng mà Google đã vay mượn từ iOS. Còn về công nghệ 64-bit, không thể chắc rằng Google đã sao chép từ iOS, nhưng nó chắc chắn là một tính năng mà iOS đã đi trước Andorid.
Cuối cùng, với iCloud Drive, Apple thậm chí còn không hề dấu diếm việc dịch vụ này sao chép các tính năng từ Google Drive của Android. Có thể nói dù Android và iOS vẫn còn có sự khác biệt nhưng chúng đang phát triển theo cùng một chiều hướng giống nhau.
Cái nhìn mới
Phong cách phẳng và sâu
Và các thông báo đã ít gây khó chịu hơn, ví dụ như khi có cuộc gọi, thông báo sẽ xuất hiện như một cửa sổ nhỏ gần phía trên cùng của màn hình chứ không phải là toàn màn hình. Menu ứng dụng cũng được làm mới. Nó giống như một menu tab của Safari và thẻ tab của webOS. Phần tốt nhất là các tab trên trình duyệt Chrome cũng được hiển thị như thẻ trong menu này.
iOS 8 đã không thực sự nhận được nhiều hiệu ứng đẹp mắt vì nó có giao diện người dùng thiết kế lại vào năm ngoái trong iOS 7. Tuy nhiên, điều quan trọng là là cả Android và iOS đều đã có chiều sâu. Apple mô tả chiều sâu của nó như là một hệ thống phân cấp cho phép người dùng hiểu rõ hơn về vị trí họ đang đứng trong hệ điều hành. Chiều sâu của Android L được mô tả như vật liệu, một cách tự nhiên hơn để tương tác với các yếu tố kỹ thuật số và cho họ phản ứng giống như các đối tượng vật lý.
Dù bằng cách nào, cả hai nâng cấp hình ảnh này đều mang lại cho người dùng cái nhìn tốt hơn hơn bao giờ hết.
Phân cấp
Có thể cho rằng tính năng lớn nhất trong bản cập nhật iOS 8 là Continuity và Handoff cho phép người dùng bàn giao hoặc trao đổi liền mạch thông tin giữa các máy Mac với iPad và iPhone. Ví dụ như trong ứng dụng Mail, bạn có thể bắt đầu gõ một email trên iPhone của bạn và kết thúc nó từ iPad hoặc máy Mac. Thậm chí bạn sẽ có thể trả lời cuộc gọi trên iPhone của bạn từ máy Mac, tin nhắn SMS của bạn từ iPad và các tab Safari đồng bộ trên tất cả các thiết bị của bạn.